Kiến trúc của người dân tộc liên quan đến hai nhân tố đó là người xây dựng và các thầy cúng/mo.. là những người hiểu biết về văn hóa kiến trúc, nguyên tắc xây dựng, các loại vật liệu và kĩ thuật xây dựng.
Tri Thức bản địa và Mạng lưới
Tri Thức bản địa và Mạng lưới
Mai châu ngày 14-15 tháng 7 năm 2007
Người trình bày: Lương Thị Trường
1. Tri thức bản địa và đa dạng sinh học
Vai trò của người dân tộc ngày càng được nhân loại đánh giá cao trong bối cảnh tòan cầu của sự phát triển bền vững. Trong tuyên ngôn thiên niên kỉ thứ 2 tại Giô-han-nes-bơg (Nam Phi năm 2002) một lần nữa vai trò sống còn của người dân tộc trong phát triển bền vững của nhân loại lại được toàn thế giới tái khẳng định. Trong khi trái đất đang bị hủy hoại bởi con người và sự phát triển nhanh chóng của những công nghệ không thân thiện với môi trường thì những người dân tộc với tri thức bản địa sẵn có của mình đã và đang bảo vệ một cách tích cực môi trường sinh thái và sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú của trái đất. Trong Công ước Đa dạng Sinh học, tri thức bản địa và người dân tộc được xem như là những nhân tố tích cực nhất trong bảo vệ đa dạng sinh học.Tuy nhiên những tri thức này cũng đang bị mất đi vì sự vô thức của con người. Từ đó việc bảo vệ tri thức bản địa đã và đang được Công ước đa dạng sinh học xem như là nhiệm vụ quan trọng cần phải được đề cập đến trong Chương trình nghị sự 21 của các quốc gia. Ở Việt nam người ta cũng ngày càng chú ý hơn về việc bảo vệ đa dạng sinh học. Tri thức bản địa cũng đã bắt đầu được các nhà khoa học và họach định chính sách nhắc tới nhưng vẫn còn thấy rất ít các chính sách và biện pháp hữu hiệu để bảo.
Một số chủ đề chính liên quan đến tri thức bản địa và đa dạng sinh học:
1.1 Cách canh tác trên đất dốc- du canh
Là quá trình canh tác đất theo kiểu quay vòng theo những chu kì nhất định và lâu nhất thường là 10 năm. Từ xa xưa hầu hết những người dân tộc ở tiểu vùng sông Mê Kông đều sử dụng cách canh tác này. Họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chọn đất, quay vòng sử dụng v.v.. Để canh tác trên nương họ có những tri thức riêng về loại hạt giống và cách làm thích hợp và những tri thức này được truyền lại bằng những bài hát của dân tộc. Du canh trong nhiều năm qua đã bị xem như là một trong những nguyên nhân phá rừng và những mặt tích cực của nó trong tái tạo rừng và đa dạng sinh học vì vậy mà đã bị quên lãng.
1.2 Hạt giống và canh tác hữu cơ
Trong quá trinh phát triển xã hội, đặc biệt trong thời kì mà mục tiêu xóa đói giảm nghèo là trên hết thì để nâng cao năng suất cây trồng việc dùng hóa chất như các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu và thậm chí các loại thuốc kích thích đang ở mức không thể kiềm chế được. Cũng vì vậy mà các loại giống cây đã và đang bị mất hay đang bị biến đổi dần vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc bảo vệ hạt giống bao giờ cũng đi đôi với việc sử dụng phân hữu cơ. Trên thực tế có một mối quan hệ chặt chẽ giữa các giống bản địa và văn hóa của người dân tộc với cách bảo vệ sự đa dạng của các loại hạt giống và chính mối quan hệ này đóng vai trò sống còn trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng như văn hóa của nhân loại.
1.3 Thuốc dân tộc và các lang y
Tri thức bản địa của người dân tộc về việc dùng cây thuốc để chữa bệnh là mối liên quan gắn kết người dân tộc với thiên nhiên và đa dạng sinh học. Cây cỏ sẽ mất đi giá trị tiềm tàng này nếu con người đánh mất tri thức về sử dụng nó để chữa bệnh. Bất cứ một hộ gia đình nào người dân tộc cũng biết cách sử dụng hàng chục loại cây thuốc để chữa bệnh thông thường. Có một thực tế là mỗi một dân tộc có cách sử dụng khác nhau cho cùng một cây thuốc, do vậy việc trao đổi giữa các lang y là rất quan trọng để tận dụng hết tính năng của cây thuốc. Tuy nhiên việc tiếp cận với nguồn tài nguyên này cũng như là với rừng đang ngày càng hạn chế. Nhiều loại cây thuốc đang bị khai thác theo kiểu tận diệt và cũng có những loại đang được trồng làm hàng hóa. Nhiều loại thuốc tân dược đã và đang được điều chế từ các loại thảo dược và tri thức cũng như tài nguyên của người dân tộc đang bị lợi dụng mà chính người dân tộc không được hưởng lợi từ những tri thức của họ.
1.4 Giáo dục văn hóa và tri thức bản địa
Từ xưa đến nay việc truyền bá lại văn hóa và tri thức bản địa được người dân tộc thực hiện theo kiểu cha truyền con nối. Tại một số quốc gia, với nhiều mục đích khác nhau, việc giáo dục văn hóa và tri thức bản địa được nhà nước thực hiện như một dịch vụ công. Tuy nhiên việc giáo dục này không những không truyền đạt được những tri thức cần thiết mà còn làm cho lớp trẻ coi thường tri thức của dân tộc mình và từ đó mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên bị mất dần. Tài nguyên thiên nhiên bị hủy hoại do áp dụng những cách canh tác mới không thân thiện với môi trường. Cho đến cuối thế kỉ thứ 20 người dân tộc mới nhận thấy cần phải giáo dục riêng cho con em mình về văn hóa và tri thức bản địa và phong trào này đang được phát triển mạnh mẽ ở các nước tiểu vùng sông Mê Kông nói riêng, ở châu Á và thế giới nói chung.
Giáo dục văn hóa và tri thức bản địa được đề cập ở đây là giáo dục tại cộng đồng và nó có một số đặc tính riêng như sau: đầu tiên là tiếp nối cách giáo dục truyền thống đó là vừa học vừa làm và học dựa vào cộng đồng, đây là cách học hiệu quả nhất vì nó đề cao sự tham gia của người dạy và người học, dễ kiểm soát quá trình học tập. Thứ hai, việc giáo dục này tập trung vào mối quan hệ đất-người thông qua các tri thức bản địa. Thứ ba là nó cuốn hút người tham gia vì họ nói cùng một ngôn ngữ. Và cuối cùng là nó thể hiện quyền và lợi ích cơ bản của người dân tộc đó là được dạy và học tri thức dân tộc bằng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Việc giáo dục tri thức dân tộc không hề đối nghịch với khoa học tiên tiến mà nó luôn tìm cách hòa nhập với tri thức văn hóa đa dạng khác.
1.5 Nghệ thuật và nghề thủ công
Nghệ thuật và nghề thủ công của người dân tộc cũng là một trong những tri thức truyền thống cần được lưu giữ, họ cần được chia sẻ thông tin và nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa ra thị trường địa phương. Việc giữ gìn và lưu truyền tri thức truyền thống thông qua các bài hát, điệu múa và nhạc cụ dân tộc cũng là những vấn đề được đề cập đến trong chuyên mục này.
1.6 Kiến trúc dân tộc
Kiến trúc của người dân tộc liên quan đến hai nhân tố đó là người xây dựng và các thầy cúng/mo.. là những người hiểu biết về văn hóa kiến trúc, nguyên tắc xây dựng, các loại vật liệu và kĩ thuật xây dựng.
2. Mạng lưới và họat động trong mạng lưới
2.1 Ưu điểm của mạng lưới
Mạng lưới hoặc làm việc/họat động liên kết theo mạng lưới được coi là cách làm hữu hiệu để các tổ chức/nhóm người có cùng chung sở thích khắc phục được những hạn chế như: lĩnh vực quan tâm hạn hẹp của nhóm (chỉ chú ý đến một hoặc 2 vấn đề), địa bàn hoạt động không rộng, kém liên kết với nhau, có ít tác động đến bên ngoài và có ít người tham gia trong một tổ chức/nhóm. Một mạng lưới của các nhóm có cùng sở thích sẽ mở rộng hơn phạm vi/đề tài họat động, thu hút được nhiều người tham gia và huy động được nhiều nguồn lực tài chính. Các mạng lưới thường đại diện cho tiếng nói của những nhóm người địa phương vì họ phản ánh đúng những nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên cũng có những mạng lưới không được ủng hộ vì làm trái với nguyện vọng của người dân.
2.2 Đặc điểm và phạm vi họat động của mạng lưới
Mạng lưới là một thói quen của xã hội: những người nông dân cùng một dân tộc đi đến thăm người nhà và trao đổi cho nhau các vật phẩm và kiến thức. Mặc dù sự trao đổi này chỉ là vài hạt giống nhưng thực tế họ đã làm cho tri thức bản địa ở nơi đó giàu thêm lên. Những nhóm dân tộc này trở thành những mạng lưới khi họ đối diện với một nguy cơ nào đó từ bên ngoài. Khi có những nguy cơ này mạng lưới của họ sẽ huy động các nguồn lực và hành động chung, khi hết nguy cơ các mạng này lại tan rã.
Cũng có những mạng lưới chính thức được thành lập từ những sáng kiến đặc biệt hoặc có tính chuyên nghiệp. Mạng lưới như thế này tập trung những người có cùng sở thích đến để trao đổi kinh nghiệm thực tế và tri thức nhưng chỉ giới hạn trong lĩnh vực mà họ quan tâm.
Nguyên tắc
Một mạng lưới là " bất cứ một nhóm người hoặc một số các tổ chức tập hợp lại trên cơ sở mong muốn chia sẻ thông tin hoặc cùng thực hiện những họat động và họ tự tổ chức mình lại theo nguyên tắc sự độc lập của cá nhân không bị xâm phạm" (theo Stac-kei, 1998).
Theo Ăng-gen thì" Làm việc theo mạng lưới là quá trình được hình thành từ những cố gắng đồng lòng cùng xây dựng một mối quan hệ với nhau... mạng lưới có thể hoặc chính thức hoặc không chính thức. Mạng lưới không phải để sản xuất một sản phẩm hay cung cấp một dịch vụ nào đó mà nó là sự học tập, sự liên hệ với nhau và cùng làm nên một ý nghĩa/giá trị nào đó trong xã hội".
Đặc điểm của mạng lưới
· Mạng lưới làm tăng thêm giá trị của một công việc nào đó mà một cá nhân không thể làm được;
· Mạng lưới là diễn đàn để trao đổi các vấn đề xã hội, và nó cho phép các thành viên của mạng lưới và những người đối thoại được trực tiếp trao đổi và tác động lên cách suy nghĩ hoặc những việc mà họ làm bên trong hoặc bên ngoài mạng;
· Thông qua các họat động chia sẻ mạng để tạo ra những cơ hội để nâng cao giá trị của các nghiên cứu, tạo nên những ảnh hưởng đến các chính sách cộng đồng, xây dựng năng lực nghiên cứu hoặc đề xướng ra các nghiên cứu mới;
· Các thành viên của mạng lưới vẫn giữ nguyên sự độc lập của họ và chỉ là người tham gia.
Động lực
Mạng lưới tạo nên những động lực nhìn từ góc độ xã hội dân sự
- Tăng thêm ý nghĩa của những họat động của họ thông qua hành động tập thể
- Bổ sung thêm các phân tích và hành động để tìm kiếm phương pháp mới nhằm nhận biết và phản ứng lại hoàn cảnh phức tạp
- Nâng cao hiệu quả các phản ứng của những người dân yếu thế trong các quá trình phát triển.
Các tiêu chí của mạng lưới
A. Tính đầy đủ và thích hợp của các họat động của mạng lưới, nó đòi hỏi mạng lưới phải chú trọng vào một chủ đề trọng tâm
B. Có giá trị gia tăng thêm cho các thành viên, đối tác và người hưởng lợi- không phải là vấn đề liên quan đến tiền mà đó là sự nâng cao năng lực của họ để hỗ trợ cộng đồng thông qua các kĩ năng hỗ trợ như lập kế hoạch và thúc đẩy phát triển đối với nông thôn
C. Tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm đó là học tập lẫn nhau, đúc kết các bài học, đưa ra các kiến nghị và tham vấn tốt.
Các quá trình của mạng lưới
Hình thành mạng lưới phải đi qua một quá trình khá là dài: nó được hình thành từ sáng kiến của một nhóm người, nhóm người này sẽ xây dựng lên những ý tưởng của mạng lưới và xác định được tiềm năng của mạng. Một khi bắt đầu họat động thì có nghĩa là mạng lưới đã bước vào giai đọan vận hành dựa vào tài trợ từ bên ngoài. Thành công của mạng lưới sau đó sẽ phụ thuộc vào: (1) sự tập trung của các họat động, (2) lợi ích và trọng tâm họat động phải được xác định rõ ràng và (3) các kế họach và các họat động khả thi. Quá trình này theo kinh nghiệm phải mất 5 năm. Sau khoảng 10 năm mạng lưới sẽ hoặc biến mất hoặc chuyển sang một cơ chế mới hoặc kết hợp họat động với người mới làm các vấn đề khác hoặc có sứ mệnh mới. Mạng lưới luôn họat động theo phương châm "họat động trong tiến bộ" chứ không giống các cơ quan là được lập ra và họat động theo một nhiệm vụ định sẵn. Mạng lưới không phải là một dự án có thời hạn họat động và có những mục đích, mục tiêu phải đạt được trong một giới hạn, thời gian định sẵn. Vì vậy nhà tài trợ cho một mạng lưới phải cam kết sự trợ giúp dài hơi của họ và nếu không thì kinh phí sẽ bị hết ngay khi mạng lưới mới bắt đầu có tác dụng.
Mạng lưới cần phải có một sự quản lí tốt đối với các họat động hàng ngày, cần phát triển và thực hiện các phương pháp đã học được, tạo nên các chi nhánh, quản lí cán bộ và các nguồn lực. Mạng lưới cũng cần có một sự quản trị để làm cho các quyết định được minh bạch và từ đó giúp cho việc tổ chức tốt các thành viên. Điều chủ chốt trong quản trị đó là các thành viên phải thực sự là những người sở hữu mạng lưới và các họat động của nó.
Các yêu cầu
Để có chức năng như một mạng lưới cần có 3 đăc điểm đó là các thành viên: (1) dám chia sẻ kinh nghiệm của mình, (2) có khả năng đóng góp và hợp tác, (3) cam kết với những mục tiêu và họat động đã được lựa chọn.
Một điều kiện quan trọng nữa là những người sáng lập phải cam kết vượt qua được giai đọan hình thành mạng lưới vì nó đòi hỏi nhiều nỗ lực, làm những công việc mà được đền bù rất ít "bằng vật chất". Mạng lưới cần có một người nhiệt tình và là người khác với giám đốc hay quản lí. Đây là người có uy tín và có khả năng động viên các thành viên tham gia các họat động chung và tham gia một cách tự nguyện. Làm việc theo mạng lưới không bao giờ có thể là họat động chính của một tổ chức mà nó chỉ là họat động thứ yếu và chỉ làm tăng thêm giá trị cho tổ chức.
Thách thức và hạn chế
Những nguy cơ của mạng lưới bao gồm
· Các thành viên không cam kết bởi họat động của mạng chỉ là họat động bổ sung vào nhiệm vụ của họ
· Mạng lưới sẽ bị mất tính đại diện nếu nó bắt đầu họat động như kênh chuyển tiền cho các nhóm địa phương, vì nó có thể phát triển bằng cách tạo khách hàng cho mình và mất đi khả năng tạo nên sự sáng tạo và phát triển thay thế
· Việc tạo quyền cho các tổ chức địa phương là những kết quả yếu kém nhất cuả các tổ chức phi chính phủ địa phương vì họ được lợi hơn khi tự quản lí dự án và nguồn tài trợ.
3. Giới thiệu về Mạng lưới Tri thức bản địa và Người dân tộc- IKAP
Mạng IKAP bắt đầu được hình thành từ năm 2002 tại Lệ Giang (Trung Quốc) bắt đầu từ ý tưởng của một nhóm những người dân tộc đến tham dự hội thảo về đa dạng sinh học của các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông (Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). IKAP được xây dựng như là một diễn đàn cho người dân tộc cũng như các nhà nghiên cứu chia sẻ quan điểm về đa dạng sinh học thông qua những hiểu biết về tri thức bản địa ở Tiểu vùng sông Mê Kông. Từ 2003 IKAP chính thức đi vào họat động và có văn phòng đại diện tại Chiang Mai, Thái Lan. Các họat động của IKAP được tập trung vào tạo điều kiện để 6 nước trong tiểu vùng liên lạc, chia sẻ và học tập lẫn nhau nhằm thực hiện các họat động hướng tới một sự phát triển bền vững và phồn vinh. Từ khi thành lập đến nay IKAP đã đào tạo được nhiều tập huấn viên về tri thức bản địa, tổ chức các cuộc hội thảo, gặp mặt giữa các nước để học tập, trao đổi kinh nghiệm. Các thành viên ở các nước đã tích cực tuyên truyền và thực hiện các họat động nhằm bảo vệ tri thức bản địa và đa dạng sinh học tại nước của mình. Hội thảo ngày hôm nay là một trong những họat động của IKAP nhằm hỗ trợ các nước thành viên thực hiện mong muốn bảo vệ tri thức bản địa của mình.
Ý kiến bạn đọc